Cách đổi Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình để đứng tên cá nhân

Thứ bảy - 10/02/2024 04:28
Việc chuyển Sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá nhân có thể được thực hiện thông qua tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bài viết sau của LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết cách chuyển Sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá nhân.
Cách đổi Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình để đứng tên cá nhân

1. Thế nào là đổi Sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá nhân?

Có thể hiểu đổi Sổ đỏ hộ gia đình sang tên cá nhân là việc chuyển từ Sổ đỏ đứng tên của hộ gia đình sang cho một thành viên hoặc cá nhân nào đó đáp ứng đủ điều kiện.

Cụ thể, Sổ đỏ có thể được cấp cho hộ gia đình, cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Trong đó:

- Sổ đỏ cấp cho đất hộ gia đình: Là Sổ đỏ cấp cho các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất khi đáp ứng đủ hai điều kiện:

  • Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
  • Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Theo đó, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất.

- Sổ đỏ cấp cho cá nhân: Là Sổ đỏ cấp cho cá nhân có quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các các hình thức như: Nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho, chuyển đổi quyền sử dụng đất với người khác.

Người dân khi muốn đổi Sổ đỏ hộ gia đình để đứng tên cá nhân thì phải thông qua hình thức chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất.

 
đổi Sổ đỏ hộ gia đình sang tên cá nhân Có thể thông qua hình tặng cho để đổi Sổ đỏ hộ gia đình sang Sổ đỏ cá nhân (Ảnh minh họa)

2. Cách đổi Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình để đứng tên cá nhân

2.1 Đổi Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình để đứng tên cá nhân thông qua tặng cho đất

Mặc dù được lựa chọn hình thức chuyển nhượng hoặc tặng cho nhưng giữa các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất chủ yếu sẽ áp dụng hình thức tặng cho; để hoàn tất thủ tục cần thực hiện theo 03 bước sau:

Bước 1: Lập và công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

* Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, các bên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Bên tặng cho

Bên nhận tặng cho

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.

Lưu ý:

- Phiếu yêu cầu công chứng: Khi đến tổ chức công chứng sẽ có mẫu.

- Mặc dù luật cho phép soạn thảo trước hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế khi đến văn phòng công chứng sẽ soạn lại theo mẫu của văn phòng (trả thêm thù lao soạn hợp đồng).

* Nơi công chứng

Mặc dù tổ chức hành nghề công chứng có chức năng công chứng nhưng chỉ được công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:

Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản

Như vậy, muốn công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì người dân phải đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính

Mặc dù được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải kê khai theo đúng quy định.

Vì trên thực tế khi khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ thực hiện cùng thời điểm với hồ sơ đăng ký biến động (đăng ký vào sổ địa chính) nên hồ sơ, thủ tục, thời hạn sẽ được trình bày gộp với bước 3.

Bước 3: Đăng ký biến động

* Thời hạn phải đăng ký biến động: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực (thông thường sẽ là ngày công chứng hoặc chứng thực).

* Hồ sơ khai thuế, phí và đăng ký biến động

Đơn đăng ký biến động;

- Hợp đồng tặng cho được công chứng hoặc chứng thực;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;

- Tờ khai lệ phí trước bạ.

- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ như: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,…

* Nộp hồ sơ

Cách 1: Nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

- Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

- Nơi đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa.

* Tiếp nhận, giải quyết

* Trả kết quả

* Thời gian giải quyết:

  • Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
  • Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

2.2 Đổi Sổ đỏ hộ gia đình để đứng tên cá nhân thông qua chuyển nhượng đất

Các thành viên trong gia đình cũng có thể chuyển đất hộ gia đình sang cá nhân đứng tên thông qua việc thỏa thuận chuyển nhượng đất cho một người nào đó (văn bản đồng ý chuyển nhượng của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực).

Tương tự như việc tặng cho quyền sử dụng đất đã nêu trên, khi chuyển nhượng, tặng cho đất hộ gia đình phải thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng

Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên (đăng ký biến động)

Lưu ý: Bước 2 và bước 3 có thể thực hiện cùng thời điểm nếu người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho bên chuyển nhượng, tặng cho.

1. Thế nào là đổi Sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá nhân?

Có thể hiểu đổi Sổ đỏ hộ gia đình sang tên cá nhân là việc chuyển từ Sổ đỏ đứng tên của hộ gia đình sang cho một thành viên hoặc cá nhân nào đó đáp ứng đủ điều kiện.

Cụ thể, Sổ đỏ có thể được cấp cho hộ gia đình, cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Trong đó:

- Sổ đỏ cấp cho đất hộ gia đình: Là Sổ đỏ cấp cho các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất khi đáp ứng đủ hai điều kiện:

  • Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
  • Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Theo đó, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất.

- Sổ đỏ cấp cho cá nhân: Là Sổ đỏ cấp cho cá nhân có quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các các hình thức như: Nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho, chuyển đổi quyền sử dụng đất với người khác.

Người dân khi muốn đổi Sổ đỏ hộ gia đình để đứng tên cá nhân thì phải thông qua hình thức chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất.

 
đổi Sổ đỏ hộ gia đình sang tên cá nhân Có thể thông qua hình tặng cho để đổi Sổ đỏ hộ gia đình sang Sổ đỏ cá nhân (Ảnh minh họa)

2. Cách đổi Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình để đứng tên cá nhân

2.1 Đổi Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình để đứng tên cá nhân thông qua tặng cho đất

Mặc dù được lựa chọn hình thức chuyển nhượng hoặc tặng cho nhưng giữa các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất chủ yếu sẽ áp dụng hình thức tặng cho; để hoàn tất thủ tục cần thực hiện theo 03 bước sau:

Bước 1: Lập và công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

* Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, các bên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Bên tặng cho

Bên nhận tặng cho

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.

Lưu ý:

- Phiếu yêu cầu công chứng: Khi đến tổ chức công chứng sẽ có mẫu.

- Mặc dù luật cho phép soạn thảo trước hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế khi đến văn phòng công chứng sẽ soạn lại theo mẫu của văn phòng (trả thêm thù lao soạn hợp đồng).

* Nơi công chứng

Mặc dù tổ chức hành nghề công chứng có chức năng công chứng nhưng chỉ được công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:

Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản

Như vậy, muốn công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì người dân phải đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính

Mặc dù được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải kê khai theo đúng quy định.

Vì trên thực tế khi khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ thực hiện cùng thời điểm với hồ sơ đăng ký biến động (đăng ký vào sổ địa chính) nên hồ sơ, thủ tục, thời hạn sẽ được trình bày gộp với bước 3.

Bước 3: Đăng ký biến động

* Thời hạn phải đăng ký biến động: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực (thông thường sẽ là ngày công chứng hoặc chứng thực).

* Hồ sơ khai thuế, phí và đăng ký biến động

Đơn đăng ký biến động;

- Hợp đồng tặng cho được công chứng hoặc chứng thực;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;

- Tờ khai lệ phí trước bạ.

- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ như: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,…

* Nộp hồ sơ

Cách 1: Nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

- Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

- Nơi đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa.

* Tiếp nhận, giải quyết

* Trả kết quả

* Thời gian giải quyết:

  • Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
  • Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

2.2 Đổi Sổ đỏ hộ gia đình để đứng tên cá nhân thông qua chuyển nhượng đất

Các thành viên trong gia đình cũng có thể chuyển đất hộ gia đình sang cá nhân đứng tên thông qua việc thỏa thuận chuyển nhượng đất cho một người nào đó (văn bản đồng ý chuyển nhượng của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực).

Tương tự như việc tặng cho quyền sử dụng đất đã nêu trên, khi chuyển nhượng, tặng cho đất hộ gia đình phải thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng

Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên (đăng ký biến động)

Lưu ý: Bước 2 và bước 3 có thể thực hiện cùng thời điểm nếu người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho bên chuyển nhượng, tặng cho.

Tác giả bài viết: Linh Trang

Nguồn tin: luatvietnam.vn

Chia sẻ bài viết:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc